Câu hỏi: Bồn cầu luôn có nước tại vì sao

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu bạn không biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bồn cầu, chắc hẳn bạn sẽ cứ mãi luôn thắc mắc “bồn cầu luôn có nước tại vì sao?”. Vì vậy, trước khi đi đến giải thích, bạn cần hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của thiết bị vệ sinh này.

Bồn cầu có cấu tạo thế nào?

Bồn cầu sử dụng trong gia đình thường cấu tạo từ hai khối rời gồm: bể nước và bồn ngồi.

 Bể nước (hay còn được gọi là bộ xả nước bồn cầu) có vai trò đảm nhận việc xả nước, để tạo ra một lực mạnh, đẩy chất thải đi xuống bể phốt.

Cấu tạo của bể nước gồm có:

👉 Ống nạp nước: Có nhiệm vụ nạp lại nước sau khi đã sử dụng.

👉 Phao: Có nhiệm vụ kiểm tra mực tránh bị tràn nước ra ngoài qua đường nắp bồn cầu.

👉 Cần gạt nước: Khi đi vệ sinh sử dụng nút này để xả nước xuống bồn cầu. Có một số bồn cầu thiết kế nút này ở phía trên. Cũng có một số thiết kế, nút này nằm bên trái hoặc bên phải.

👉 Van xả nước.

👉 Đường chống tràn: Có nhiệm vụ khi khóa nước hoặc phao hoạt động không ổn định. Đường chống tràn giúp nước tràn trực tiếp xuống bồn cầu. Tránh hiện tượng nước tràn ra sàn nhà.

👉 Van bơm nước.

👉 Nút xả nước.

👉 Đường nước xuống bồn cầu.

Bồn ngồi: là nơi ngồi của người dùng.

Cấu tạo của bồn ngồi gồm có:

👉 Đường vòng dẫn nước xung quanh đường viền bồn để dẫn nước xuống ống phun.

👉 Ống phun : có tác dụng đẩy nước thật mạnh theo hướng qua ngõ quanh cong (Con thỏ hay còn gọi là ống Siphon).

👉 Siphon (Con thỏ) : hút nước & chất thải đưa xuống hầm cầu.

👉 Bể bồn : chứa một lượng nước nhất định để làm nút bít, ngăn mùi hôi bốc lên từ hầm cầu . Ngoài ra lượng nước này cũng giữ cho bồn cầu sạch hơn khi chất thải đi xuống bồn cầu.

Cấu tạo của bồn cầu là luôn có nước ở bên trong
Cấu tạo của bồn cầu là luôn có nước ở bên trong

Bồn cầu có nguyên lý hoạt động thế nào

Nếu chỉ đọc phần cấu tạo của bồn cầu, hẳn bạn sẽ chưa thể trả lời cho câu hỏi “Bồn cầu luôn có nước tại vì sao?” được. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thêm một phần nữa không thể bỏ qua là nguyên lý hoạt động của bồn cầu như sau:

👉 Khi bạn bấm nút xả nước, nước sẽ theo các lỗ nhỏ dọc theo đường dẫn nước và ống phun, chảy vào bể bồn.

👉 Tại bể bồn, nước dâng lên và vượt qua khúc cong của của ống Siphon nhưng lúc này, hành động hút nước của ống Siphon vẫn chưa diễn ra.

👉 Khi nước tràn vào bể bồn càng nhiều hơn, khối lượng và vận tốc nước chảy qua khúc cong tăng lên, nó sẽ tống không khí xuống nhanh giống cơ chế của ống bơm, đồng thời tạo ra một tấm màng nước ngăn cách, bịt kín, chắn ngang qua lỗ ống Siphon. Tấm màng nước này cũng ngăn không cho không khí từ dưới lỗ trở lại. Điều này tạo ra một vùng chân không. Lúc này, bắt đầu xảy ra hiện tượng hút nước (hiện tượng Siphon).

👉 Khi nước bên trong bắt đầu tăng tốc, nó chiếm chỗ dần hết ống Siphon, thay thế không khí .

👉 Khi ống Siphon bị choáng đầy nước, quá trình hút nước diễn ra hoàn toàn theo ống Siphon xuống hầm cầu kéo theo chất thải.

👉 Ngay khi mực nước trong bể bồn xuống mức thấp nhất, nó không còn đủ để chắn vào ống Siphon thì không khí tràn vào quá trình hút nước kiểu Siphon chấm dứt.

👉 Nếu mực nước trong bể bồn không kịp phục hồi, thì sẽ làm bốc mùi từ bên dưới bể phốt lên bồn cầu.

Nguyên lý hoạt động của bồn cầu
Nguyên lý hoạt động của bồn cầu

Tại sao nước không chảy hết mà có thể đọng lại được ở bồn cầu

Giải thích điều này sẽ có liên quan đến cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bồn cầu đã nói ở trên. Phần đáy của bồn cầu có một gờ cong lê cao hơn mực nước thường trong bồn cầu. Khi bạn nhấn xả nước từ két, lượng nước bổ sung sẽ được đưa ngay vào lòng bồn cầu, mực nước lúc này tăng lên và lượng nước thừa được đẩy qua khúc cong này và ra ngoài vào đường ống thoát nước. Ngay sau khi mực nước xuống đến độ cao của ống thoát thì quá trình nước đi ra ngoài sẽ dừng lại và một phần nước sẽ được giữ lại bên trong đáy của long bồn cầu. Đây chính là lý do mà tại sao bồn cầu luôn có nước.

Ở một số loại bồn cầu có kiểu xả Siphon thì phần ống thải sẽ được làm cong thành hình chữ S. Chân không ở trong đoạn cong này sẽ tạo thành lực hút chất thải ra ngoài nên giảm thiểu tiếng ồn khi sử dụng và cũng cần lượng nước ít hơn để xả thải.

Bồn cầu luôn có nước tại vì sao?

Thông qua cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bồn cầu đã nêu trên, ta có thể dễ dàng giải thích được câu hỏi bồn cầu luôn có nước tại vì sao?

👉 Bạn biết đấy, bên dưới bồn cầu ống thải giống như ông thoát nước nhà bạn vậy. Phía dưới nữa sẽ là bể phốt. Phía dưới đó, các chất thải, nước thải chứa mùi hôi thối rất nồng nặc. Nếu như ống thoát nước nhà bạn luôn có nắp chắn rác và ngăn mùi thì điều này cũng cần phải có với bồn cầu đúng không nào?

👉 Và nắp ngăn mùi của bồn cầu không khả thi, vì như thế chất thải sẽ thoát ra như thế nào được. Điều này chắc chắn đã làm cho các nhà sản xuất bồn cầu đã từng trăn trở. Và họ đã biết cách để ngăn mùi bốc ngược lên bồn cầu đó là để lòng bồn cầu luôn có nước. Nước sẽ là một chất lỏng giúp ngăn mùi cực kỳ tốt.

Tham khảo thêm:  Két nước bồn cầu bị nứt và cách xử lý nhanh chóng, tiện lợi

👉 Do vậy, bồn cầu không thể nào không có nước đọng. Phần nước này sẽ được luôn được thay mới mỗi khi bạn nhấn nút xả trên két nước để bồn cầu có thể hoạt động hoặc bạn đổ nước trực tiếp vào bên trong.

👉 Trong trường hợp bồn cầu lâu ngày không sử dụng, lượng nước đọng này sẽ bị bốc hơi và bắt đầu cạn dần. Điều này sẽ gây ra tình trạng xuất hiện mùi hôi thối từ bồn cầu. Nên nếu thấy bồn cầu bị bốc mùi, bạn có thể nghĩ ngay đến vấn đề mực nước đọng đã bị hạ thấp.

Bồn cầu luôn có nước là để ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả
Bồn cầu luôn có nước là để ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả

Nước chứa trong bồn cầu có quan trọng không?

Chắc chắn không có một bộ phận hay nào thiết kế ra rồi không có mục đích sử dụng hay chỉ là “để cho có”. Nước chứa trong bồn cầu cũng vậy, không phải “tự nhiên” mà luôn có nước bên trong bồn. Bạn hãy thử tượng tưởng, vào mỗi sáng thức dậy khi bước vào nhà vệ sinh, một mùi hôi thối xộc thẳng vào mũi khiến bạn “choáng váng”. Chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến bạn “rùng mình” phải không nào?

Ngoài mùi hôi thì còn có thêm nhiều vấn đề khác phát sinh thêm nếu bồn cầu không có nước. Khí Metan trong hầm chứa lâu ngày sẽ hình thành mạnh và nếu như không có phần nước trong bồn cầu ngăn lại thì mùi hôi thối và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào không khí. Lâu dần nếu hít phải khí này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

Ngoài tác dụng giúp ngăn mùi, nước trong bồn cầu còn giúp tạo khoảng cách cho bạn tránh khỏi những vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển phía trong hầm cầu và lên đến môi trường sống của mình. Điều này giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và có nguồn không khí trong lành, sạch đẹp hơn. Đó chính là lý do mà tại sao bồn cầu luôn có nước đấy!

Tại sao bồn cầu luôn có nước, nếu không có sẽ thế nào?

➢ Đối với bồn cầu không có nước: Đầu tiên, việc không có nước sẽ làm bốc mùi chất thải từ dưới hầm chứa lên, sau đó, với những chất thải mới, sẽ không thoát được, bám lên thành, gây mất vệ sinh. Và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng hoen rỉ, gây nứt vỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nhà vệ sinh nhà bạn.

Và để khắc phục tình trạng không có nước do lâu ngày không dùng, bạn chỉ cần ấn nút xả nước vài lần, tình trạng này sẽ được khắc phục nhanh chóng.

➢ Đối với bồn cầu bị dâng nước: Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng tắc nghẽ. Hiện tượng này sẽ diễn ra trước khi bồn cầu thật sự tắc nghẽn 1-2 ngày. Bạn cần chú ý các hiện tượng đi kèm như: xả chậm, thoát chậm, lượng nước khi xả dâng cao hơn bình thường. Nếu gặp trường hợp kể trên, bạn cần nhanh chóng tìm biện pháp phù hợp xử lý, tránh để lâu sẽ kéo theo nhiều hệ quá ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân của bạn cũng như gia đình.

Qua bài viết trên, ắt hẳn bạn đã hiểu được bồn cầu luôn có nước tại vì sao rồi phải không nào? Ngoài ra bài viết cũng cung cấp cho bạn thêm kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bồn cầu, giúp bạn hiểu thêm về thiết bị vệ sinh nhà mình cũng như cách xử lý khi bồn cầu không có nước. Hi vọng bạn hài lòng với đáp án trên.

  • Từ khóa: