Có rất nhiều cách tăng độ ẩm trong phòng để hạn chế các tác hại của không khí khô hanh đối với sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số phương pháp hiệu quả để bạn có thể cân bằng độ ẩm cho ngôi nhà của mình.
Độ ẩm là mức hơi nước có trong không khí. Độ ẩm không khí chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, áp suất và gió. Vào những ngày mùa hè, khi nhiệt độ không khí tăng cao thì độ ẩm không khí, ngược lại, sẽ giảm xuống thấp. Vậy đâu là phương pháp làm tăng độ ẩm trong phòng hiệu quả nhất? Hãy theo dõi nội dung tiếp theo.
Vào mùa khô, độ ẩm của không khí trong phòng cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường bên ngoài khiến nhiệt độ tăng lên cao, sức khỏe của mọi người trong gia đình sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Vì thế, việc tăng độ ẩm trong phòng vào những ngày này là rất cần thiết và mang đến nhiều lợi ích cho bạn và người thân như:
✔ Việc tăng độ ẩm giúp làm dịu mát không khí khô nóng trong phòng, hạ nhiệt độ nhanh và đồng thời duy trì mức nhiệt ổn định phù hợp cho mọi người.
✔ Việc tăng độ ẩm cung cấp hơi nước cho căn phòng sẽ đảm bảo sức khỏe và cải thiện được hệ hô hấp cho gia đình bạn. Với việc duy trì độ ẩm lý tưởng trong ngưỡng từ 40-60% sẽ giúp cho bạn tránh được nhiều căn bệnh có liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang,…
✔ Ngoài ra, khi độ ẩm không khí bắt đầu giảm xuống thấp, mồ hôi hay hơi nước trong cơ thể bạn sẽ bay hơi nhanh hơn và gây ra tình trạng da khô nẻ, bị bong tróc… Từ đó cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng làm việc, sa sút tinh thần, cảm thấy uể oải. Vì thế biết cách tăng độ ẩm trong phòng cũng như cho căn nhà là một việc làm rất cần thiết, đặc biệt là vào những ngày hanh khô.
Ngoài mùa hè, độ ẩm trong không khí cũng thường hay xuống thấp vào mùa đông. Đặc biệt là với những gia đình có sử dụng điều hòa hoặc máy lạnh trong phòng sẽ càng khiến độ ẩm trong không khí xuống thấp hơn. Việc độ ẩm quá thấp sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu của NIH, việc độ ẩm trong phòng ở mức thấp sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm mũi và bệnh đường hô hấp. Độ ẩm không khí quá thấp còn gây ra kích mũi, xoang bị khô và rất dễ kích ứng. Độ ẩm thấp còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn sống lâu hơn trong không khí và từ đó tạo điều kiện cho chúng tấn công cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp cũng như sức khỏe của chính bạn và gia đình.
Độ ẩm thấp làm tăng sự bay hơi của nước mắt, điều này sẽ phá vỡ sự cân bằng độ ẩm tự nhiên. Theo bác sĩ Ognjen Markovic, việc duy trì lượng nước mắt ổn định rất quan trọng đối với quang học, dinh dưỡng và cơ chế bảo vệ chống vi khuẩn của giác mạc. Nếu độ ẩm quá thấp, phản ứng tự nhiên của bạn sẽ là chớp mắt thường xuyên hơn. Nháy mắt nhiều gây ra tình trạng mỏi mắt và ảnh hưởng đến những công việc đòi hỏi khả năng nhìn nhiều.
Vào những ngày đông, độ ẩm không khí giảm cũng sẽ khiến da thiếu ẩm theo với những tình trạng như da tróc vảy, nứt nẻ và ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn không thể nào tự tin khi diện quần áo, hoặc nghiêm trọng hơn nó sẽ làm bạn bị chảy máu nếu bị nứt nẻ nặng.
Với những ảnh hưởng xấu của độ ẩm thấp như trên, bạn cần tìm cách tăng độ ẩm trong phòng để hạn chế việc sức khỏe bị ảnh hưởng. Cùng tham khảo qua một vài phương pháp làm tăng độ ẩm trong phòng hiệu quả mà chúng tôi muốn gợi ý đến bạn nhé!
Máy phun sương và máy tạo ẩm không khí là thiết bị vô cùng có ích cho việc tăng độ ẩm cho phòng cho trong những ngày tiết trời hanh khô. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy với công nghệ khác nhau tùy vào tiêu chí lựa chọn của người dùng.
Một số chú ý khi sử dụng thiết bị phun sương và tạo ẩm
👉 Điều chỉnh sao cho đạt được độ ẩm lý tưởng là từ 30 – 50%
👉 Sử dụng nước sạch tinh khiết cho các thiết bị và thay nước thường xuyên
👉 Vệ sinh máy định kỳ 3 – 4 ngày một lần
👉 Không chỉ duy trì được độ ẩm ở mức độ ổn định cho căn phòng, một số máy phun sương/ tạo ẩm còn tích hợp cả chức năng lọc sạch không khí, mang lại một một môi trường trong lành, an toàn cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.
👉 Tuy nhiên nhược điểm của việc sử dụng các thiết bị này là lượng điện năng tiêu thụ lớn, cần nâng cấp và bảo trì thường xuyên để hoạt động được hiệu quả.
👉 Nếu bạn chưa có đủ kinh phí để sắm cho mình một chiếc máy phun sương/ tạo ẩm thì phương pháp thủ công này sẽ rất phù hợp nhưng hiệu quả mang lại cũng không hề kém cạnh.
👉 Bạn có thể đặt một chậu nước hoặc bình nước miệng rộng trong phòng để cân bằng lại bầu không khí khô hanh, đặc biệt là khi bạn sử dụng điều hòa hoặc máy lạnh trong phòng. Vào những ngày hè nắng nóng, bạn có thể tận dụng nguồn nhiệt từ sức nóng mặt trời chiếu vào cửa sổ, đặt cạnh đó các vật dụng chứa nước để kích thích quá trình bốc hơi, làm tăng độ ẩm trong phòng.
👉 Ngoài ra, bạn có thể cho thêm vài cánh hoa hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước để không gian trong phòng có mùi hương dễ chịu, sảng khoái hơn.
Ngày nay, máy lạnh vốn có nhiều chức năng hữu ích, với nhiều công dụng khác nhau. Và nếu bạn đang muốn tìm cách tăng độ ẩm trong phòng điều hòa thì có thể sử dụng chức năng kiểm soát độ ẩm của máy lạnh. Nhiều gia đình lo sợ rằng sử dụng máy lạnh trong suốt một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng khô da nhưng với tính năng kiểm soát độ ẩm, nỗi phiền muộn này sẽ hoàn toàn được giải quyết.
Với mục đích làm giảm tình trạng mất nước, duy trì độ ẩm không khí cho căn phòng nếu như ở trong phòng máy lạnh lâu. Chức năng này được hoạt động với cơ chế tỏa ra các phân tử nước, giúp cung cấp đầy đủ độ ẩm để cho da không bị khô sạm, cũng như đảm bảo phòng luôn được thông thoáng.
👉 Với những căn phòng diện tích nhỏ, bạn có thể tận dụng khả năng tích nước của miếng bọt biển để điều chỉnh độ ẩm trong phòng. Bạn chỉ cần đặt miếng bọt biển ngậm nước vào một chiếc túi nhựa đã được đục lỗ rồi treo nó ở nơi có nhiệt độ cao nhất trong phòng. Cách làm này vừa có thể tạo ẩm hiệu quả trong thời gian dài vừa tiết kiệm chi phí.
Máy khuếch tán tinh dầu sử dụng công nghệ sóng siêu ẩm, tách phân tử nước và tinh dầu sẽ rất hữu ích trong việc làm tăng độ ẩm trong phòng. Khi máy hoạt động những phân tử nước được tách ra sẽ tạo màn sương cung cấp độ ẩm nhẹ cho không khí. Máy khuếch tán cung cấp một lượng sương vừa phải, không làm độ ẩm tăng quá cao cho không khí và cũng không ảnh hưởng đến thiết bị máy móc điện tử.
Máy khuếch tán hầu hết đều có chế độ hẹn giờ và khi hết nước tự tắt. Vì thế việc sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ nước vào máy, mở máy lên, hẹn giờ hoặc để máy hoạt động đến khi hết nước tự tắt.
Đây là một trong những cách tăng độ ẩm trong phòng hiệu quả vào những ngày hanh khô. Việc đun sôi một nồi nước để tăng độ ẩm trong nhà đã được rất nhiều chị em áp dụng bởi nó rất dễ thực hiện và sẽ mang lại hiệu quả ngay tức thì.
Bạn cần đậy nắp khi nước được đun nóng và mở ra khi nước đat điểm sôi. Đặt nồi nước tại một nơi an toàn để tránh bị bỏng, nhỏ vào đó vài giọt dầu cây trà, oải hương để có mùi thơm ngọt ngào và tiêu diệt vi trùng, điều trị cúm hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng bất kỳ nguồn nhiệt nào như sức nóng mặt trời chiếu vào cạnh bệ cửa sổ, nhiệt độ tỏa ra từ phòng bếp hay những nơi nóng nhất trên sân thượng… Khéo léo bố trí những vật dụng có chứa nước ở cạnh khu vực này sẽ giúp cho nước bốc hơi, giảm nhiệt và tăng độ ẩm trong phòng cực kỳ hiệu quả.
Gần như hầu hết mọi người đều cho rằng hoa thông vốn chỉ là một vật trang trí nhà cửa mà thôi nhưng thực ra chúng lại cực kì hữu ích trong việc giúp lấy lại độ ẩm trong không khí đã bị điều hòa xử lý.
Để sử dụng đúng cách, bạn hãy rửa thông khô thật kỹ trước khi ngâm chúng trong nước trong một giờ. Hoa thông sẽ dần co lại trong khi các lỗ nhỏ bên trong chúng đang hút nước.
Sau đó, hãy đặt hoa thông vào một cái đĩa hoặc một cái bát lớn trong phòng của bạn. Khi không khí trở nên khô hơn, những bông hoa thông này sẽ giúp xả hơi ẩm trở lại một cách từ từ, đem đến độ ẩm ở mức vừa phải cho căn phòng của bạn vào những ngày hanh khô.
Nếu việc chuẩn bị một xô nước mỗi ngày có vẻ như là một việc vặt thì hãy xem xét việc giữ một bể cá trong phòng vì nó cũng sẽ hoạt động như một máy tạo độ ẩm. Bên cạnh công dụng làm tăng độ ẩm trong phòng thì nuôi một bể cá còn là thú vui rất lành mạnh và bổ ích nữa đấy!
Tuy nhiên, hãy áp dụng phương pháp này nếu bạn là một người có thể đảm nhận được công việc chăm sóc kỹ lưỡng cho những chú cá. Hãy chắc chắn rằng mình có khả năng nuôi dưỡng và duy trì bể cá khi muốn áp dụng cách tăng độ ẩm trong phòng này bạn nhé.
👉 Với cách làm tăng độ ẩm trong phòng này, bạn cần xịt ướt rèm cửa, sau đó mở cửa sổ để không khí tự nhiên bên ngoài làm lượng nước trên rèm bốc hơi. Bạn cũng có thể giặt rèm cửa sổ rồi treo rèm còn đang ẩm lên để tạo hơi ẩm cho phòng.
👉 Đối với các phòng có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bạn có thể tận dụng việc giặt giũ để cân bằng độ ẩm. Bằng việc treo quần áo tại những nơi có nắng gắt vừa giúp làm giảm nhiệt độ cho căn phòng lại vừa bổ sung được độ ẩm tự nhiên cho ngôi nhà.
👉 Cây xanh là một giải pháp tuyệt vời cho câu hỏi làm thế nào để tăng độ ẩm trong phòng. Các loại cây có khả năng cân bằng nhiệt độ bằng việc thoát hơi nước. Khi được tưới nước, rễ cây sẽ hút nước và giải phóng hơi ẩm qua lỗ thoát khí ở bề mặt lá, từ đó tăng độ ẩm trong phòng.
👉 Một số loài cây còn có khả năng làm giảm tốc độ carbon dioxide trong không khí, bảo vệ phòng ở khỏi các loại vi khuẩn. Cây xanh còn đặc biệt hiệu quả trong việc lọc sạch không khí, chống lại các dấu hiệu nấm mốc.
👉 Phương pháp này là một cách làm tăng độ ẩm trong phòng một cách tự nhiên mà không cần tiêu tốn điện năng hay tốn công sức chuẩn bị. Việc để các cửa phòng tắm được mở sẽ giúp tối ưu hóa độ ẩm không khí, cân bằng hơi nước trong phòng.
👉 Thường xuyên uống nước, bôi kem dưỡng ẩm, sử dụng xịt khoáng và đắp mặt nạ cho da. Nên bổ sung thêm dầu thực vật, dầu cá trong các khẩu phần ăn hàng ngày để tạo độ ẩm cho da, giúp da bớt khô và dễ chịu hơn.
👉 Lau nhà bằng giẻ ướt sẽ giúp độ ẩm không khí trong phòng tăng lên, đồng thời giúp nhà cửa sạch sẽ và mát mẻ hơn.
Việc tăng độ ẩm trong phòng để giúp cho căn phòng luôn được thông thoáng, dễ chịu là một điều thật sự rất cần thiết. Tuy nhiên, để có được hiệu quả tốt nhất, các bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây khi thực hiện:
👉 Không nên lạm dụng quá nhiều máy tạo độ ẩm bởi việc sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian dài có thể khiến cho độ ẩm tăng quá mức. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
👉 Khi áp dụng các cách tăng độ ẩm trong phòng bằng máy, đặt chậu nước… thì bạn cần lưu ý phải sử dụng nước sạch nếu không vi khuẩn và các bụi bẩn có trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến những người mắc bệnh về hệ hô hấp.
👉 Nên tăng độ ẩm trong phòng khi thấy cần thiết như vào các ngày nắng nóng, quá khó chịu để tránh cho độ ẩm tăng cao quá mức, các vi khuẩn, nấm mốc, bọ trong phòng phát triển. Điều này sẽ dẫn đến việc mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc dị ứng ngoài da, không những thế còn sẽ gây khó thở cho mọi người.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tăng độ ẩm trong phòng. Việc cân bằng được độ ẩm sẽ giúp hạn chế và khắc phục một số bệnh về sức khỏe cho bạn và cả gia đình. Chúc bạn thành công!