Sau một thời gian sử dụng, bồn cầu nhà bạn xuất hiện tình trạng bị nghẹt như chất thải xả nước không trôi, kèm theo mùi hôi khó chịu, ứ đọng nước hay nước thoát xuống thường phát ra âm thanh ọc ọc rất khó chịu. Các thành viên trong gia đình cảm thấy bị cản trở và bất tiện trong sinh hoạt, tiêu tốn quá nhiều thời gian và nhạy cảm với mùi hôi nhà vệ sinh. Với bài viết xử lý bồn cầu bị nghẹt phải làm sao tại nhà nhanh chóng mà chúng tôi chia sẻ dưới đây có thể giúp đưa ra các phương pháp giải quyết nhanh gọn tại nhà và cách hạn chế tái đi tái lại nhiều lần, tiết kiệm chi phi.
Nếu bạn biết những biểu hiện hay những dấu hiệu bồn cầu bị nghẹt sớm thì sẽ dễ dàng khắc phục nhanh chóng với các phương pháp đơn giản không tốn quá nhiều thời gian, chi phí. Vì thế, hãy lưu ý các dấu hiệu nhận biết sau đây để phòng tránh hay có biện pháp hợp lý giải quyết kịp thời cho nhà vệ sinh bạn nhé.
Đây là biểu hiện đầu tiện báo hiệu cho bồn cầu nhà bạn đang bị nghẹt ở mức độ nhẹ. Vì đường ống thoát chất thải của bồn cầu lưu thông kém do các vật cản ngăn sự thoát xuống của dòng nước.
Đây cũng là biểu hiện báo hiệu bồn cầu bị tắc ở mức độ nhẹ. Nếu sinh hoạt thường ngày của các thành viên không nghe bất cứ tiếng kêu ọc ọc khi xả nước xuống hay lâu lâu 1-2 lần thì bồn cầu nhà bạn chẳng có gì đáng lo. Nhưng đột nhiên, khi đi vệ sinh liên tục bạn thường nghe thấy tiếng kêu ọc ọc ngày càng rõ thì đây như một lời cảnh báo đường ống thoát chất thải đang gặp vấn đề.
Đây cũng là dấu hiệu báo hiệu tình trạng bồn cầu bị tắc cảnh báo bạn không nên lơ là. Mặc dù, không phải bồn cầu xả nước kèm theo mùi hôi cũng là dấu hiệu của việc tắc nghẽn. Nên để xác định chính xác dấu hiệu, bạn nên kiểm tra xem bề mặt bồn cầu có bị ố vàng hay ố đen không. Nếu thường xuyên vệ sinh định kỳ nhưng vẫn xuất hiện những tình trạng trên thì chắc chắn bồn cầu nhà bạn đã bị tắc hoặc hầm cầu đầy.
Khi bạn gạt cần nước xả nhưng chất thải không xuống, nước bị ứ đọng thì đây chắc chắn báo hiệu cho gia đình biết tình trạng bị tắc nghẽn quá nặng. Thậm chí, sau khi đi vệ sinh còn có thể bị trào ngược, trào ra ngoài kèm theo hiện tượng sủi bọt khí. Lúc này, bạn cần nên xử lý ngay lập tức.
Nhằm có phương pháp giải quyết bồn cầu bị nghẹt triệt để, xử lý hợp lý, nhanh gọn và tiết kiệm thời gian. Bạn cần biết được những nguyên nhân chính xác để có hướng khắc phục tốt nhất. Dưới đây là những nguyên mà các gia đình thường hay mắc phải.
Thói quen vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu sau mỗi lần sử dụng. Thói quen thường xuyên diễn ra gây quá tải cộng thêm với việc giấy vệ sinh phân huỷ chậm làm tình trạng bị nghẹt ngày càng năng hơn, không những làm đầy hầm mà còn gây tắc đường ống thoát chất thải.
Khăn rửa mặt, quần áo lót hay khăn tay,… vô tình làm rơi vào bồn cầu, những vật dụng này có kích thước lớn, khó phân huỷ khi gạt cần xả có thể không trôi hoặc rất chậm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn bồn cầu.
Nhiều chị em phụ nữ thường vứt băng vệ sinh vào luôn cả bồn cầu sau khi sử dụng, nhưng lại không biết hay chủ quan vào tác hại băng vệ sinh được xem là một nguyên nhân thường xuyên gây tắc nghẽn bởi nó rất khó tăng trong nước, thời gian phân huỷ kéo dài hàng nhiều năm.
Trong sinh hoạt hàng ngày, các thành viên trong gia đình vô tình làm rơi các vật cứng như bàn chải đánh răng, vật dụng kim loại, dao cạo râu, thìa,… hay các bé nhỏ bỏ các đồ chơi vào bồn cầu. Đường ống thoát chất thải được thiết kế uốn cong, nên các dị vật rơi xuống không thoát xuống được mà bị mắc kẹt lại, cản trở dòng nước và chất thải gây ra tình trạng tắc nghẽn.
Bạn thường xuyên có thói quen đổ các thức ăn thừa, dầu mỡ, tóc rụng, giấy báo dụng,… các chất thải này sẽ bấm vào thành ống thoát, lâu ngày tích tục cản trở đường ống. Một thói quen xấu khiến tình trạng bon cau bi nghet nghiêm trọng hơn.
Thợ lắp đặt chưa tìm hiểu kỹ tình trạng thổ nhưỡng, đo lường chính xác đường thoát chất thải, kỹ thuật còn hạn chế gây ra tình trạng lắp đặt đường ống thoát chất thải không tối ưu tích tụ lâu ngày dẫn đến tắc nghẽn.
Ngoài ra, bồn cầu bị tắc còn có một yếu tố chủ quan khác là hầm cầu bị đầy, bạn không thường xuyên xử lý chất thải định kỳ. Vì vậy, sau khi biết được những nguyên nhân làm tắc nghẽn bạn sẽ dễ dàng lựa chọn một những cách giải quyết bồn cầu bị tắc mà chúng tôi chuẩn bị chia sẻ dưới đây.
Với những cách xử lý bồn cầu nghẹt sau đây có thể giúp bạn xử lý nhanh chóng tại nhà, đơn giản thực hiện và tiết kiệm chi phí.
Với cách xử lý này bạn chỉ cần một cuộn băng dính khổ lớn dán chặt và kín bề mặt bồn cầu không cho khí lọt ra bên ngoài. Tiếp theo đó, bạn gạt cần nước và dùng tay tạo một áp lực mạnh trên bồn cầu đã dán băng kéo trước đó. Áp lực đánh bật các chất cặn bã tích tụ lâu ngày trên thành đường ống thoát.
Đây là phương pháp thực hiện cho những tình trạng bị tắc nhẹ hoặc nếu tắc nghẽn sau bên trong đường ống bạn có thể sử dụng 2-3 lần. Còn trường hợp bị tắc quá lâu bạn nên sử dụng những cách giải quyết mà chúng tôi chia sẻ tiếp ngay bên dưới.
Phương pháp sử dụng bột thông bồn cầu cũng rất được nhiều hộ gia đình sử dụng, bởi nó có chi phí rẻ, dễ tìm và dễ dàng thực hiện, an toàn. Nhưng hiệu quả đem lại rất hiệu quả, đánh bay các chất thải, cặn bã cứng đầu hoặc sâu bên trong đường ống thoát.
Do có tính kiềm ăn mòn mạnh. khi thực hiện thông tắc bạn lưu ý đeo khẩu trang và bảo hộ đầy đủ nhằm tránh những tình trạng bị bỏng nhẹ khi tiếp xúc với da tay. Đặc biệt tránh xa tầm tay trẻ em.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu thông tắc ở căn bếp của mình, baking soda và giấm khi trộn thành hỗn hợp theo tỉ lệ 1:1 rồi bỏ vào bồn cầu khoảng 60 phút. Tiếp tục cho nước nóng vào xong xả lại với lực nước mạnh, sẽ đánh bay các chất thải gây tắc nghẽn lâu ngày. Ngoài ra, với cách thực hiện như vậy, bạn có thể sử dụng nước rửa chén và nước sôi để xử lý thông tắc.
Tác dụng đáng kinh ngạc khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau, nó sẽ làm mềm các chất thải hữu cơ thêm nước nóng và lực nước tác động thì phương pháp thực hiện tại nhà khá hiệu quả, không tốn nhiều chi phí và an toàn với sức khỏe. Lưu ý, cách thông tắc này sử dụng đạt hiệu quả cao ở bồn cầu bệt và bồn cầu ngồi xổm.
Chai nhựa sau khi sử dụng xong bạn nghĩ nó chỉ có thể tái sử dụng để làm các chậu cây, chậu cá, hoặc để đựng đồ vật. Nhưng chai nhựa còn có một công dụng hữu ích mà bạn không ngờ tới là xử lý thông tắc bồn cầu tại nhà hiệu quả.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần 1 chai nhựa có dung tích 1-1,5 lít (vỏ chai pepsi, coca,…) cho nuớc vào ⅔ của chai. Sau đó cho đầu chai vào đường ống bồn cầu, dùng lực ấn mạnh dứt khoát 5-6 lần liên tiếp, chất thải làm tắc nghẽn sẽ bị áp lực cuốn trôi. Cuối cùng xả lại với lực nước mạnh.
Bạn là người kỹ tính, có thể trang bị cho nhà vệ sinh những dụng cụ thông tắc. Những vật dụng này có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng kinh doanh nội thất gia đình, rất nhiều mẫu mã đa dạng và mức chi phí không quá nhưng giúp bạn đánh bay các vẫn đề tắc nghẽn hiệu quả. Đặc biệt, an toàn với sức khoẻ.
Nếu tình trạng bồn cầu bị nghẹt mà nhà bạn đã sử dụng các phương pháp nêu trên nhưng vẫn không khắc phục được, thậm chí nặng hơn thì chứng tỏ bồn cầu đang gặp vấn đề tắc nghẽn nghiêm trọng, cách tốt nhất xử là liên hệ đến dịch vụ thông tắc bồn cầu có chuyên môn giúp bạn giải quyết nhanh chóng, thoát khỏi những bất tiện trong sinh hoạt.
Bài viết chúng tôi chia sẽ cách xử lý bồn cầu bị nghẹt làm sao tại nhà có thể cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về những nguyên dân gặp phải, cách khắc phục nhanh chóng, hiểu quả nhằm giúp được bạn cách xử lý, những hạn chế tránh tình trạng cũng như thiết kiệm chi phí và thời gian. Chúng tôi rất vui khi được đóng góp một phần cải thiện cho cuộc sống gia đình của bạn.